Bệnh cầu trùng ở gà là căn bệnh thường xuyên xuất hiện khi nuôi gà. Phần lớn con nào cũng mắc phải, đây là căn bệnh rất khó tránh khỏi. Đặc biệt là khi nuôi trong chuồng nền hoặc nuôi gà công nghiệp. Mặc dù tỷ lệ chết không cao nhưng ảnh hưởng của nó cũng không hề nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng Đá gà cựa dao tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này nhé.
Tìm hiểu chi tiết về căn bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà là căn bệnh chắc hẳn không còn xa lạ gì với anh em nuôi gà. Tên gọi khoa học của nó là Coccidiosis Avium. Có thể hiểu đơn giản đây là một căn bệnh ký sinh trùng có khả năng truyền nhiễm thường xuất hiện trong gà.
Vào thời điểm có thời tiết ẩm ướt, căn bệnh này sẽ bùng phát với tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Không những thế, nó còn kéo dài và rất khó điều trị dứt điểm. Vậy nên, nếu không chăm sóc cẩn thận, có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời thì hậu quả là rất nghiêm trọng.
Gà khi đạt 2-8 tuần tuổi có nguy cơ mắc bệnh cầu trùng cao hơn. Theo số liệu thống kê được, tỷ lệ gà chết do bị bệnh cầu trùng chiếm khoảng 5-15%. Đặc biệt, khi mắc căn bệnh này còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện như tụ huyết trùng, Gumboro… Nguyên nhân là vì lúc này, sức đề kháng của các chiến kê đang rất yếu.
Nguyên nhân của căn bệnh cầu trùng ở gà là như thế nào?
Để tìm được phương pháp điều trị căn bệnh này, người nuôi phải hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng của bệnh cầu trùng. Theo thông tin tìm hiểu, nguyên nhân gây ra bệnh cầu trùng ở gà phổ biến nhất là do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria xuất hiện ở trong cơ thể của gà.
Hiện nay, có tổng cộng chín loại cầu trùng gây ra căn bệnh này. Bao gồm E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox, E. hagani, E. mivatis. Mỗi loại thường sẽ ký sinh vào cơ thể của gà ở những đoạn khác nhau trong đường tiêu hóa.
Để xác định được loại ký sinh trùng nào gây nên căn bệnh này, bạn cần phải căn cứ vào nơi ở, điều kiện thời tiết, môi trường sống khi bệnh xuất hiện. Eimeria Necatrix là ký sinh trùng xuất hiện ở ruột non và Eimeria Tenella là ký sinh trùng xuất hiện ở manh tràng. Đây chính là hai loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất đối với tính mạng của gà.
Dành cho những ai chưa biết thì Eimeria là chủng loại ký sinh nội bào bắt buộc. Nó có vòng đời cực kỳ phức tạp, bao gồm cả giai đoạn vô tính và giai đoạn hữu tính.
Trong cơ thể gà, loài ký sinh này thường sinh sống ở ruột và gây nên các căn bệnh liên quan đến đường ruột như viêm ruột hoại tử. Chu kỳ sinh học hay còn gọi là vòng đời của cầu trùng trải qua ba giai đoạn chính. Bao gồm, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và sinh sản bào tử.
Tìm hiểu con đường lây truyền bệnh cầu trùng trên cơ thể gà
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, người nuôi gà cũng nên dành thời gian phân tích con đường lây truyền căn bệnh này trên gà là như thế nào. Theo các chuyên gia chia sẻ, bệnh cầu trùng ở gà có đường lây truyền chủ yếu qua hệ tiêu hóa.
Mặc dù gà mắc bệnh đã khỏi nhưng bên trong cơ thể vẫn còn chứa cầu trùng. Sau đó, nó sẽ thải các bào tử cầu trùng theo phân, vương vãi trên nền chuồng. Những con gà khỏe mạnh khi ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, phân gà, nước uống hoặc chất độn chuồng sẽ có nguy cơ nhiễm phải căn bệnh này.
Bên cạnh đó, nguồn gốc lây lan ra căn bệnh này gián tiếp cũng có thể do các loài côn trùng, động vật gặm nhấm hoặc chim chóc sống ở trong trang trại. Những con vật này đã bị nhiễm bệnh cầu trùng và sẽ lây lan cho gà của bạn.
Hoặc có thể do vệ sinh chuồng nuôi không được đảm bảo sạch sẽ. Không gian nuôi chật chội, ẩm ướt, bãi chăn thả hoặc chất độn chuồng bị ô nhiễm. Các biện pháp an toàn sinh học cũng không được thực hiện đến nơi đến chốn chính là con đường lây lan bệnh cầu trùng nhanh nhất. Tốc độ bùng phát nhanh chóng, mức độ nghiêm trọng hơn và tồn tại lâu dài. Khi đó, bạn sẽ rất khó để dập tắt căn bệnh này trong thời gian ngắn.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh cầu trùng
Ở lứa tuổi nào thì gà đều có thể mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, gà từ hai đến ba tuần tuổi thường xuyên mắc hơn. Những triệu chứng điển hình khi gà bị bệnh cầu trùng là bỏ ăn, khát nước, đi lại loạng choạng, đứng không vững và lông xù.
Căn bệnh này có thời gian ủ bệnh là thứ 4-7 ngày. Ngoài ra, thời gian phát bệnh còn tùy thuộc vào loại cầu trùng mà gà mắc phải. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể khi gà mắc bệnh cầu trùng mà bạn cần nắm rõ.
Thể cấp tính
Những con gà mắc bệnh cầu trùng thể cấp tính thường có những biểu hiện điển hình sau:
- Gà bị rụt cổ, ủ rũ, đi lại không vững, kén ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn. Nhu cầu uống nước tăng cao hơn. Không những thế còn lười vận động, khó khăn trong việc di chuyển. Chúng thường ngồi trên 2 chân, cánh xõa và mắt nhắm.
- Ban đầu, phân gà có bọt màu trắng và vàng, phân màu nâu đỏ rồi chuyển sang phân lẫn máu. Thậm chí có lúc phân chỉ toàn máu tươi, dính bết ở hậu môn.
Thể mãn tính
Căn bệnh cầu trùng ở gà thể mãn tính thường xuyên xuất hiện ở những con gà 90 ngày tuổi. Theo đánh giá, gà càng già thì nguy cơ mắc bệnh cầu trùng càng thấp, triệu chứng cũng nhẹ hơn rất nhiều. Triệu chứng của thể mãn tính thường thấy gồm:
- Ăn không tiêu, kém ăn nên thường xuyên bị ỉa chảy. Lúc đầy là phân sống, dần dần chuyển sang màu nâu đen và có lẫn máu.
- Tốc độ tiến triển của bệnh tương đối chậm.
- Quan sát kỹ sẽ thấy gà gầy đi nhiều, ốm yếu, lông xù và rụng, chân đi như bị liệt, màu mào nhợt nhạt.
- Niêm mạc ruột của gà bị hư hại rất nặng, tình trạng này khiến cơ hội hồi phục của gà rất kém. Cân nặng không tăng do cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém
- Trong cơ thể của những con gà này đang mang mầm bệnh. Chúng thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài khiến lây lan cho cả đàn gà đang khỏe mạnh.
Các trường hợp có thể gặp phải khi gà mắc bệnh cầu trùng thể mãn tính là:
- Gà đã trải qua giai đoạn cấp tính và chuyển sang thể mãn tính của cầu trùng.
- Nếu không sử dụng thuốc đúng liều và quy trình, bệnh của gà sẽ càng nặng hơn và khó điều trị.
- Nếu phát hiện chuồng nuôi có dấu hiệu bị bệnh, những chú gà 2-3 tháng tuổi có thể sẽ bị nhiễm cầu trùng mãn tính cao hơn do sức đề kháng của chúng cao hơn gà nhỏ.
Thể mang trùng
Cuối cùng là thể mang trùng thường gặp ở gà đẻ và gà trưởng thành. Có nghĩa là thể ẩn bệnh cầu trùng ở gà. Gà lớn khi mắc thể mang trùng cầu trùng vẫn ăn uống bình thường, thỉnh thoảng bị ỉa chảy và phân sáp, lúc lại không đi ngoài được.
Tìm hiểu bệnh tích bệnh cầu trùng trong gà là gì?
Bệnh tích của căn bệnh cầu trùng xuất hiện rõ rệt nhất chính là ở ruột non, cụ thể là đoạn tá tràng và manh tràng. Dưới đây là chi tiết từng loại bệnh tích để bạn đọc tham khảo:
Bệnh tích bệnh cầu trùng ở ruột non
Khi quan sát cơ thể của gà bị cầu trùng, bạn có thể thấy những đặc điểm sau:
- Ruột non có tình trạng sưng to, nhất là quanh đoạn tá tràng
- Thành ruột tự nhiên dày và cộm lên bất thường, có thể nhìn rõ chấm trắng bằng mắt thường.
- Từng đoạn ruột phình to lên một cách khác thường, vách ruột trương to nên rất dễ vỡ. Trong ruột thì chứa chất lỏng, xuất hiện các lợn cợn bã đậu và có mùi rất thối.
- Bề mặt niêm mạc ở trong đường ruột cực kỳ dày, xuất hiện nhiều điểm màu trắng đỏ. Đối với thể kết hợp thì cả tá tràng và manh tràng đều có màu đỏ sẫm và sưng rất to.
Bệnh tích ở manh tràng của gà
Bệnh tích phổ biến tiếp theo trong bệnh cầu trùng là manh tràng bị sưng rất to. Khi mổ manh tràng của gà ra sẽ thấy bên trong có lấm tấm xuất huyết, chứa đầy máu. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ thấy có 2 manh tràng xuất huyết, bị hoại tử màu đen trông rất ghê.
Hướng dẫn phương pháp điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Để điều trị căn bệnh này, có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Công dụng chính của chúng là điều trị cầu trùng chuyên biệt. Có thể kể đến như sulphaquinoxolone, tetracyclin, diclazuril, toltrazuril và amprolium…
Dòng thuốc Coxzuril 2.5% có thành phần chính là toltrazuril của đơn vị nhà thuốc TT-Vet được đánh giá là sản phẩm điều trị, kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả nhất. Nó được nhiều chủ gà ưu tiên sử dụng để nhanh chóng dập tắt nguồn bệnh. Đối với gà, vịt, ngỗng, liều lượng dùng phù hợp nhất là 7mg/kg.
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả cao nhất, người nuôi cũng cần lưu ý những quy tắc dưới đây khi điều trị bệnh cầu trùng ở gà bằng thuốc kháng sinh:
- Mỗi một lần cho gà uống chỉ được sử dụng duy nhất 1 loại thuốc, tuyệt đối không được kết hợp nhiều loại.
- Dựa theo lứa gà hoặc quý để thay đổi thuốc phù hợp hơn.
- Không nên sử dụng nhiều loại thuốc hoạt động trên cùng một cơ chế.
- Liệu trình dùng thuốc hiệu quả là 3-3-3, 5-5-5 hoặc 7 ngày liên tục.
- Nên tách riêng gà bệnh và gà khỏe ngay sau khi phát hiện để tránh lây lan và tiện chăm sóc hơn.
- Sát trùng chuồng trại nuôi gà 2-3 ngày/lần trong thời gian diễn ra căn bệnh này.
Bật mí cách phòng ngừa bệnh cầu trùng hiệu quả
Để gà tránh mắc phải những căn bệnh này, bạn nên áp dụng những phương pháp phòng ngừa hiệu quả sau đây:
Phòng bệnh cầu trùng bằng thuốc
Trong kiến thức chăn nuôi gà, bạn cần phải nắm rõ một số loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn để giúp đàn gà của mình phát triển khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Hiện nay, có nhóm nguyên sinh động vật được nhiều người tin tưởng sử dụng qua nhiều thập kỷ để phòng ngừa bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả. Bạn có thể dựa vào loại hình chăn nuôi để lựa chọn phương pháp phòng bệnh phù hợp.
Các chuyên gia và người chăn nuôi lâu năm khuyên bạn đọc nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và trộn lẫn với nhau theo đúng liều lượng. Bao gồm amprolium, amprolium + ethopabate, chlortetracyclin, oxytetracyclin, clopidol hoặc meticlorpindol, sulfadimethoxim + ormetoprim. Cho gà ăn theo đúng liều và tần suất sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả.
Phòng bệnh cầu trùng bằng vaccine
Dân gian Việt Nam ta có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để đỡ tốn thời gian, công sức và tránh nhận phải hậu quả nghiêm trọng, ngay từ khi còn là gà con, bạn nên phòng cầu trùng bằng cách tiêm vacxin cho chúng. Đây được coi là biện pháp tối ưu, hiệu quả nhất hiện nay. Có thể vừa giúp gà tránh được bệnh mà còn tăng sức đề kháng.
Như đã nói, nó còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí mua thuốc men và thời gian chăm sóc nếu sau này mắc bệnh. Đồng thời có thể giảm thiểu thiệt hại khi mắc bệnh và loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng loại vacxin mới sử dụng nguyên lý “chiếm chỗ” để kiểm soát bệnh cho gà.
Đừng quên xem xét kỹ hàm lượng thuốc ở trong thức ăn bởi hầu hết các công ty đều cho thêm kháng sinh phòng cầu trùng với hàm lượng vừa đủ. Đây chính là nguyên nhân khiến sử dụng vaccine không đạt hiệu quả cao.
Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng vệ sinh thú y
Người nuôi cũng cần chú ý vệ sinh phòng dịch sạch sẽ để kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó phải sử dụng lớp chất độn chuồng có khả năng hút ẩm và luôn khô ráo. Phải đảm bảo môi trường nuôi gà được xử lý kỹ trước khi đưa vào hoạt động để hạn chế coccidia phát triển.
Nên vệ sinh và sát trùng chuồng sau mỗi đợt nuôi. Bao gồm hành lang, kho bãi, chỗ ngủ, chỗ luyện tập. Chuồng luôn phải đảm bảo thoáng mát, không quá lạnh hoặc không quá nóng. Tiêu độc khử trùng theo định kỳ, đối với khách tham quan và nhân công phải đảm bảo an toàn sinh học. Hạn chế để các con vật mang nhiều mầm bệnh như chuột, chim chóc… lọt vào khu vực nuôi.
Bạn có thể sử dụng sản phẩm sát trùng Advance APA Clean có công dụng sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh cực kỳ hiệu quả. Qua đó có thể bảo vệ được đàn gà của bạn một cách an toàn và tránh nguy cơ mắc bệnh cầu trùng ở gà.
Nếu không có kiến thức mua thuốc điều trị và ngăn ngừa, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y uy tín. Tuyệt đối không được tự ý chế thuốc nếu không muốn rủi ro làm chết gà.
Lời kết
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin giải đáp nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục hiệu quả căn bệnh cầu trùng ở gà. Hãy tiếp tục theo dõi trang web Đá gà cựa dao để có thêm nhiều kiến thức hay về nuôi gà nhé.