Bệnh APV Trên Gà Là Gì? Cách Xử Lý Khi Gà Mắc Hội Chứng Sưng Phù Đầu

Bệnh APV Trên Gà Là Gì? Cách Xử Lý Khi Gà Mắc Hội Chứng Sưng Phù Đầu

Bệnh APV trên gà ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị các kiến thức sau để chữa bệnh cho gà một cách hiệu quả nhất.

Bệnh APV trên gà do virus gây ra và không có thuốc đặc trị. Căn bệnh này khiến gia cầm giảm sức đề kháng, dẫn đến giảm năng suất ảnh hưởng tới kinh tế của người nông dân. Chính vì thế, bộ Nông nghiệp đã đề xuất các phương án phòng tránh hàng năm, nâng cao hiểu biết của người chăn nuôi về căn bệnh này. Cụ thể chi tiết sẽ được Đá gà cựa dao cập nhật trong bài viết dưới đây.

Bệnh APV trên gà là gì?

Trước hết, người chăn nuôi cần phải hiểu được khái niệm của căn bệnh APV là gì. Được biết, tên khoa học đầy đủ của bệnh nguy hiểm trên gia cầm này là Avian pneumovirus. Đây là bệnh trên đường hô hấp do virus ARN gây nên. Gà ở bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ lây nhiễm loại bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là các giống gà tây.

Bệnh APV trên gà do virus gây ra
Bệnh APV trên gà do virus gây ra

Môi trường không đảm bảo chính là điều kiện thuận lợi cho tốc độ phát triển và lây lan của bệnh. Khi chuồng không được đảm bảo sẽ có một lượng lớn khí độc như CO2, NH3,… khiến dịch bệnh APV trên gà bùng phát càng mạnh mẽ hơn.

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức cao, lên tới 90%. Chính vì thế, mức độ nguy hiểm của bệnh APV ở mức cảnh báo nguy hiểm đối với gà và các loại gia cầm. Tỷ lệ chết do căn bệnh này ở mức 100%, tức là bất cứ con gà nào mắc bệnh cũng sẽ khó có thể qua khỏi. 

Mặt khác, bệnh làm suy giảm đề kháng nên gà sẽ rất dễ mắc các căn bệnh khác, thường thấy như: CRD, E.Coli, Coryza,… Vì thế, là một người nông dân thông minh, mọi người cần phải trang bị những kiến thức cần thiết về loại bệnh này.

Triệu chứng của bệnh APV trên gà là gì?

Bệnh APV ở gà khi bắt đầu phát tác có những biểu hiện rất rõ rệt. Chỉ cần theo dõi gà trong một bữa ăn là bạn có thể dễ dàng nhìn ra. 

Triệu chứng chung

Đầu tiên, chúng ta sẽ đề cập tới những biểu hiện chung của sưng phù đầu gà. Một số các dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ rệt như: Mắt nổi bọt, chảy nước mắt, tắc mũi, nghẹt thở, thở nhanh, mặt xuất hiện các biểu hiện bị phù, đầu run, da đầu sưng. Những biểu hiện này có phần giống với Coryza và ORT.

Trong trường hợp gà đã mắc bệnh nặng hơn sẽ dẫn tới liệt chân, vẹo cổ. Bên cạnh đó, khi ghép với các căn bệnh khác như vi khuẩn E.coli, hội chứng phù đầu sẽ càng nặng hơn. Ở 4 tuần tuổi, bệnh APV trên gà đã có thể xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng về hô hấp và thần kinh như các dấu hiệu kể trên. 

Chính vì thế người nuôi nên đặc biệt chú ý. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh diễn ra chỉ trong khoảng 3 ngày. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì cả đàn gà cũng sẽ có nguy cơ bị mắc và tỷ lệ cao sẽ bị tử vong.

Triệu chứng chung bệnh APV trên gà
Triệu chứng chung bệnh APV trên gà

Triệu chứng riêng đối với từng loại gà

Để bạn dễ hình dung hơn bệnh APV trên gà, dưới đây sẽ là những triệu chứng cụ thể của từng loại gà. Chi tiết như sau:

Gà con

Đối với gà con dưới 4 tuần tuổi sẽ không có dấu hiệu rõ rệt về hệ thần kinh và hô hấp. Do đó nhiều người sẽ chủ quan mà bỏ qua. Trong khoảng thời gian này, mầm bệnh APV trên gà sẽ khiến gà con phát triển chậm lại, ăn ít hoặc bỏ ăn.

Gà thịt trưởng thành

Đối với loại gà thịt, các dấu hiệu thường xuất hiện rất rõ ràng ở hệ thần kinh và hô hấp. Có thể kể đến như:

  • Da đầu bị phù, đầu thường xuyên bị run.
  • Nhịp thở không đều, đôi khi thở gấp hoặc khó thở, ho. 
  • Xuất hiện các dấu hiệu chảy nước mắt, mắt nhỏ dần lại.
  • Gà trở nên gầy yếu bất thường.
  • Trong trường hợp nặng hơn gà có thể sẽ khó khăn trong đi lại.

Gà đẻ

Bệnh APV trên gà đối với gà mái sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng và số lượng trứng. Sản lượng sẽ giảm từ 5 đến 30% so với lúc bình thường. Chất lượng trứng giảm, biểu hiện có màu nhạt hơn, vỏ mỏng dẫn đến buồng trứng có thể bị vỡ, teo,… Mặt khác, những quả trứng giống đem đi ấp khả năng nở chỉ ở mức dưới 10%.

Tác nhân gây bệnh APV xuất phát từ đâu?

Tác nhân gây bệnh có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau mà người nông dân rất chủ quan. Dưới đây là một số những tác nhân tiêu biểu:

Tác nhân gây bệnh APV trên gà
Tác nhân gây bệnh APV trên gà

Nhiễm bệnh từ chim lạ

Những con chim hoang tưởng như vô hại nhưng lại mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Tác nhân chủ quan này khiến người chăn nuôi không thể kiểm soát được. Chính vì thế chỉ có cách là phòng tránh bằng các biện pháp bên dưới.

Mật độ chăn thả cao

Mật độ nuôi gà cao là nguyên nhân khiến bệnh APV trên gà phát triển, lây lan một cách nhanh chóng. Theo khuyến cáo chỉ nên nuôi 3 con/ 1m2 để đảm bảo được không gian hoạt động cũng như môi trường thông thoáng, vệ sinh.

Không vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Chuồng gà không đảm bảo vệ sinh, không thông thoáng, sẽ gây ra nhiều khí độc như amoniac,… Các khí này không chỉ là tác nhân gây nên bệnh APV trên gà mà còn tác động tới sức khỏe của người chăn nuôi thường xuyên ra vào. Bên cạnh bệnh sưng đầu gà, thì đây cũng là môi trường thuận lợi để nhiều vi khuẩn có hại khác phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều bệnh nền, bệnh kép ở gà.

Cách xử lý như thế nào khi gà mắc bệnh?

Người nông dân nên cập nhật các kiến thức về cách xử lý khi phát hiện cá thể mắc bệnh. Điều này không những giúp gà có cơ hội sống sót còn giúp bệnh dịch đỡ bị lây lan sang cả đàn. Vì bệnh không có kháng sinh vì thế bạn có thể dùng các loại thuốc giảm phù, giảm đờm cho gà.

Cách ly ngay khi phát hiện bệnh APV trên gà

Tác những con gà bệnh ra khỏi đàn để giảm lây nhiễm, bùng phát cho cả chuồng và tiện chăm sóc hơn. Bạn nên đưa ra khỏi nơi tác riêng với chuồng để virus cách xa nhất có thể. Sau đó khử trùng bằng các chất làm giảm độ PH trong chuồng gà, phân hủy chất thải. Bên cạnh đó, sử dụng các loại men vi sinh để kìm sự phát triển của các vi rút có hại và cung cấp các vi khuẩn có lợi.

Cách ly ngay khi phát hiện bệnh APV
Cách ly ngay khi phát hiện bệnh APV

Tăng sức đề kháng cho gà

Để trị bệnh APV trên gà, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tiêu đờm giảm sốc của người cho gà với liều lượng nhỏ. Sau đó, dùng men vi sinh cho gà uống để tẩy đường ruột, giảm sự phát sinh của virus. 

Điều trị các bệnh nền, bệnh ghép

Đa số khi bệnh APV trên gà phát tác đều kèm theo các bệnh đi kèm. Điều này khiến gà càng dễ tử vong hơn. Do đó, kịp thời phát hiện ra các triệu chứng khác thường của gà để có biện pháp xử lý. Các bệnh nào có kháng sinh thì nên ưu tiên sử dụng ngay cho gà.

Cần phải chăm sóc gà như thế nào để phòng tránh bệnh?

Căn bệnh APV trên gà gây ra nhiều hệ lụy cho người nông dân. Chính vì thế, thay vì để khi bệnh đến mới chữa thì bạn nên chủ động tìm các phương pháp phòng chống trước. Như thế, hiệu quả đem lại sẽ có triển vọng hơn.

Chủ động tiêm vacxin ngăn ngừa bệnh cho gà

Trước hết, bạn cần tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho gà. Mặc dù bệnh APV trên gà không có thuốc đặc trị nhưng vẫn có thuốc phòng tránh. Bên cạnh đó, tiêm cả các loại vacxin phòng tránh các loại virus, vi khuẩn khác nữa để tăng sức đề kháng cho gà. 

Mặt khác, khi bị nhiễm bệnh phù đầu, gà sẽ không bị nhiễm các bệnh ghép giúp tiến trình điều trị được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dựa vào việc đã tiêm thuốc mà lơ là trong việc chăm sóc chuồng trại. Bởi vì các virus thường thích nghi môi trường rất nhanh.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại

Như đã nhắc nhiều ở trên, bệnh APV trên gà một phần là do vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo. Nông dân nên thường xuyên dọn dẹp chất thải, đảm bảo nguồn nước uống sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ cho chuồng gà. Đặc biệt, luôn giữ chuồng thoáng mát để mầm bệnh không có cơ hội phát triển.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại

Theo dõi tình hình ăn uống của gà

Bệnh APV trên gà dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên đó là gà sẽ lười ăn, bỏ ăn, chậm phát triển. Nên bên cạnh việc cho gà ăn thường xuyên, hãy theo dõi tình hình ăn uống của chúng. Đặc biệt, chọn thức ăn phù hợp để hệ tiêu hóa được đảm bảo.

Thường xuyên khử trùng cho chuồng

Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh APV trên gà, thì việc vệ sinh chuồng trại đặc biệt là khử trùng rất quan trọng. Theo định kỳ chuẩn của bộ nông nghiệp là nên phun khử trùng 1 lần/ tuần. Khuyến cáo nên sử dụng TKS – Phot fast sẽ bổ sung các vi khuẩn có lợi cho gia cầm.

Các loại thuốc nên được sử dụng điều trị và phòng bệnh APV trên gà

Để bạn không phải hoang mang lựa chọn các loại thuốc khi điều trị bệnh sưng đầu gà, dưới đây là một số các loại thuốc hữu hiệu nhất:

Vacxin Hipraviar SHS

Loại thuốc này tiêm khi gà vẫn còn khỏe để tạo lớp bảo vệ các hồng cầu cho gà, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Người dân nên thực hiện theo hướng dẫn sau để có hiệu quả tốt nhất:

Nhỏ mắt – mũi

Pha khoảng 32ml mỗi lần với nước sạch để có thể đủ cho nhiều lần nhỏ về sau nữa. Sau đó dùng muỗng sạch khuấy đều cho thuốc tan trước khi tiêm. Người nông dân nên nhỏ một giọt nhỏ vào mũi để đảm bảo thuốc phòng bệnh APV trên gà đi vào được cơ thể và đảm bảo được vệ sinh.

Nhỏ mắt - mũi phòng bệnh APV trên gà
Nhỏ mắt – mũi phòng bệnh APV trên gà

Phun giọt to 

Cách phun thuốc sẽ áp dụng cho cả đàn gà. Bạn cần xác định xem lượng thuốc và nước sao cho tỷ lệ thuận với số lượng gà trong đàn. Nên sử dụng các loại vòi phun có khả năng phun ở diện rộng, giọt bắn vừa phải. Trước khi phun, bạn nên vệ sinh bình phun bằng cách rửa và ngâm nước sạch. Khi phun đảm bảo phun đều, tất cả các con gà đều được phủ thuốc. 

Oxomid 20

Đây được biết là loại thuốc hữu dụng được dùng để trị các loại vi rút gây bệnh ở gà như E.coli và các bệnh liên quan khác. Có thể dùng loại thuốc này để đặc trị các bệnh nền khác, sau đó tiếp theo dùng AMINO để nâng cao sức đề kháng cho gà. Bên cạnh đó, để gà nhanh khỏi hơn, người nông dân nên sử dụng các loại muối sinh lý để sát trùng. Khi bệnh APV trên gà phát triển mạnh, bạn cũng nên bổ sung chất điện giải với GLUCO K+C NEW.

Vacxin APV của Pháp

Loại vacxin được bộ Nông nghiệp của Pháp nghiên cứu và xuất khẩu đi nhiều nước. Chất lượng của loại thuốc này đặc biệt có tác dụng với các loại gà tây. Thuốc được sử dụng để phòng bệnh, tiêm khi gà còn khỏe mạnh, hoặc gà con. 

Các thông tin về bệnh APV trên gà đã được Đá gà cựa dao cung cấp một cách chi tiết bao gồm tác nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh. Vì đây là căn bệnh không có thuốc chữa tận gốc, chính vì thế, mọi người cần phải cẩn thận hơn trong chăn nuôi để đem lại hiệu suất cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *