Cắt lông gà chọi đẹp không chỉ mang lại ngoại hình xuất sắc cho chiến kê mà còn đem đến nhiều lợi ích khi chiến đấu và hơn thế nữa. Vì vậy, đây cũng là điều quan trọng mà các sư kê không nên bỏ qua. Do đó, hãy cùng Đá gà cựa dao theo dõi bài viết để biết cách cắt tỉa lông gà chọi an toàn và chuyên nghiệp.
Việc cắt lông gà chọi đẹp sẽ góp phần lớn giúp chiến kê chiếm ưu thế trên sàn đấu. Cùng khám phá để học hỏi những cách thức cắt tỉa lông gà chọi chuẩn nhất.
Việc cắt lông gà chọi đẹp mang đến lợi ích gì?
Trên thực tế, nếu cắt lông gà chọi đẹp, chúng sẽ chiếm ưu thế trên sàn đấu cũng như có được nhiều lợi ích vượt trội khác. Để hiểu hơn, chúng ta cần điểm qua các lý do mà sư kê nên cắt tỉa lông gà như:
Thuận lợi cho việc thi đấu
Khi thi đấu, chiến kê sẽ dễ vướng víu nếu lông chưa được cắt tỉa gọn gàng. Bên cạnh đó, nếu để nguyên bộ lông, lớp thuốc cũng không thấm sâu và đều vào bên trong da được. Vậy nên, việc cắt lông gà chọi đẹp sẽ giúp tăng cường sức chiến đấu hơn.
Ngoài ra, bộ lông với độ đàn hồi cao còn có thể giúp chúng ngăn cản đòn đá của đối thủ. Không chỉ vậy, việc cắt lông gà chọi còn để lộ phần da đỏ nhờ quá trình om bóp và làm dày phần da lên. Nhờ vậy, “nhuệ khí” toát ra với vẻ oai phong lẫm liệt cũng sẽ khiến đối thủ có phần e dè và chùn bước.
Gia tăng tính thẩm mỹ
Nếu biết cắt lông gà chọi đẹp, chúng sẽ có bộ lông mượt mà, đẹp mắt và thu hút người xem hơn so với những con gà có ngoại hình không ưa nhìn. Ngoài ra, gà đẹp mã cũng dễ dàng tán tỉnh gà mái hơn.
Giúp gà tỏa nhiệt
Thông thường, gà đá cần tỏa nhiệt làm mát nhanh chóng do có cường độ vận động lớn. Song, gà lại là loài động vật không có tuyến mồ hôi nên không thể tự giải nhiệt. Trong lúc chiến đấu phải vận động nhiều mà nếu không kịp thoát nhiệt, gà chọi sẽ dễ kiệt sức và thở dốc. Vì vậy, việc cắt lông gà chọi đẹp mắt và đúng chuẩn là điều vô cùng cần thiết giúp chúng tỏa nhiệt, làm mát cơ thể.
Tránh các bệnh về da
Bụi và các tạp chất sẽ dễ bám vào nếu lông gà mọc không kiểm soát. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho rận, chấy,… sinh sống và phát triển. Đây cũng là điều kiện “tốt” cho các loại vi khuẩn gây các bệnh về da và một số bệnh khác.
Chính vì vậy nên khi cắt lông gà chọi đẹp sẽ giúp giảm thiểu các loài chấy, rận kí sinh trên gà. Đồng thời cũng như loại bỏ nơi cư trú và khả năng sinh sản của mạt gà – kẻ thù của gà. Nhờ đó, sức khỏe của gà chọi cũng được đảm bảo tốt hơn.
Thời điểm nên cắt lông gà chọi đẹp nhất là khi nào?
Việc lựa chọn thời điểm cắt tỉa lông sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của gà chọi, điều kiện môi trường thời tiết và một vài vấn đề khác. Cụ thể như sau:
- Khi gà chọi 1 tuổi (12 tháng tuổi): Đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện cắt tỉa lông. Lúc này, chúng đã hoàn tất việc thay lông, bộ lông đã mọc hoàn thiện và ra dáng chuẩn. Sư kê có thể tiến hành cắt lông gà chọi đẹp để giúp chiến kê có ngoại hình đẹp, tăng phần oai vệ và hiếu chiến.
- Phần lông cườm của gà (lông chạy dọc ở phần cổ) là vị trí mọc lông cuối cùng. Nếu thấy phần chân lông cườm đã khô và nhỏ lại, anh em có thể cắt tỉa lông. Tuy nhiên lưu ý tuyệt đối không được nhổ lông vì sẽ khiến gà đau và làm mất chân lông, khi lông mọc lại trông rất kém thẩm mỹ.
- Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng là điều mà sư kê cần chú ý khi muốn cắt lông gà chọi đẹp. Vào mùa đông lạnh, anh em không nên cắt tỉa lông gà quá nhiều vì gà chọi cần được sưởi ấm. Thời điểm này cũng là lúc lông gà mọc chậm nhất. Do đó hãy lựa chọn những lúc có nhiệt độ tốt và ấm áp để tỉa lông, tránh gà chiến bị lạnh, sốc nhiệt.
Học cắt lông gà chọi đẹp mắt, đúng chuẩn chuyên nghiệp
Sư kê cần tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản về cắt tỉa lông để có thể tự cắt lông gà đá đẹp mắt. Tuy nhiên nhìn chung, việc cắt tỉa lông chuẩn nhất sẽ được thực hiện trên 5 vùng bộ phận. Bao gồm đầu và cổ, nách non và hông, lông đùi, lông bụng dưới lườn và trên ngực. Cụ thể:
Cắt lông phần đầu và cổ
Đối với vị trí đầu và cổ, sư kê cần thực hiện theo hướng dẫn cắt lông gà chọi đẹp như sau:
- Chỉ nên cắt tỉa lông từ đốt xương cổ đầu tiên xuống vị trí lông cườm cuối cùng.
- Không cắt tỉa lông nhỏ mọc trên đỉnh và chân sọ (vị trí giáp với xương cổ của gà đá).
- Sư kê nên cầm từng cọng lông một, kéo căng và cắt sát phía dưới chân lông. Khi đó, lông sẽ đều và không bị bờm xờm khi thả ra. Đồng thời, chân lông sẽ rút vào trong và trở nên trơn láng hơn sau khi cắt tỉa.
Tuy nhiên, đối với phương pháp cắt lông gà chọi đẹp ở phần đầu và cổ, anh em cần lưu ý một vài điều như sau:
- Không cắt phần lông ở hầu và cần non để tránh gà chiến bị thương khi thi đấu. Nên để lông che phần hầu và cần non để đảm bảo an toàn.
- Không dùng kéo cắt ngang cùng lúc một chùm lông, nếu thực hiện không khéo léo sẽ làm lông lởm chởm, kém thẩm mỹ.
Cắt lông gà chọi đẹp ở nách non và hông
Hông và nách là những vùng tích tụ nhiệt nhiều nhất, đồng thời cũng là vùng có tác dụng giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Như đã đề cập ở trên, gà sẽ bị yếu và đứng thở dốc, nhanh mệt, không có sức đánh đối thủ nếu không thải nhiệt kịp thời.
Do đó khi thi đấu, các sư kê sẽ phải lấy nước phun và khăn thấm nước mát để lau cơ thể giúp gà chọi thải nhiệt. Để giải quyết vấn đề này, việc cắt lông gà chọi đẹp ở vùng lông non từ nách non chạy xuống vùng phao câu là phương pháp tốt nhất.
Tương tự với phần hông, hãy lấy xương hông nhô ra làm chuẩn và tỉa theo đường chạy dài từ bên trong đến vị trí phao câu. Như vậy, gà chiến sẽ tạo được dáng oai phong, lẫm liệt và đẹp đẽ. Ngoài ra, sư kê chú ý tuyệt đối không cắt phần lông mao và phần lông trên lưng.
Cắt phần lông đùi
Việc cắt lông gà chọi đẹp có đạt chuẩn hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào vị trí đùi. Theo đó, sư kê hãy cắt tỉa gọn gàng phần lông đùi giáp với hông và có thể giữ lại lông mao quanh đùi trước từ gối tính lên khoảng 5cm là được. Ngoài ra, anh em có thể cắt tỉa luôn phần lông mao ở đùi trong, tại vị trí quanh gối để dễ vuốt khăn và phun hậu.
Cắt tỉa phần lườn
Ngoài vùng nách và hông, vùng lông bụng ở dưới lườn cũng là một vùng quan trọng. Nó có vai trò lớn trong việc giải tỏa và giảm nhiệt độ cơ thể cho gà đá. Việc cắt lông gà chọi đẹp ở vùng lông từ đùi sau đến hậu môn sẽ giúp gà tăng cường giải nhiệt cơ thể.
Theo kinh nghiệm của các sư kê lão luyện, việc chừa lại chùm lông khoảng từ 5-6 cọng ở gần hậu môn sẽ rất hữu ích. Nó có tác dụng như một lá chắn ngăn gió độc thổi vào trong cơ thể qua lỗ hậu.
Cắt lông trên ngực gà
Trong số những cắt lông gà chọi đẹp mắt, phần lông bụng dưới bầu ngực cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tại vị trí này, lông ngực nên kéo dài xung quanh đùi để bảo vệ và hạn chế bị đối thủ cào, cắn trong suốt quá trình thi đấu. Ngoài ra, sư kê nên cắt tỉa gọn gàng phần lông còn lại từ đùi đến chân tóc.
Sư kê cần lưu ý điều gì khi muốn cắt lông gà chọi đẹp?
Việc cắt tỉa lông cho gà chiến sẽ mang đến nhiều lợi ích về mặt ngoại hình, sức khỏe và chiến đấu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, anh em cũng cần lưu ý một vài điều quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Không nên cắt tỉa lông gà nếu gà yếu, việc mất đi lớp áo giáp bảo vệ khiến sức khỏe của chúng yếu thêm.
- Không nên cắt lông quá ngắn ở các vị trí quan trọng như lông đuôi, lông cánh.
- Hạn chế thực hiện các cách cắt lông gà chọi đẹp vào mùa đông, những thời điểm thời tiết lạnh giá vì có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ ấm của gà đá.
- Việc cắt tỉa quá thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của gà.
- Nên đảm bảo chế độ chuồng trại được che chắn kỹ lưỡng và nhiệt độ ổn định khi cắt lông gà,…
Hướng dẫn cách cắt lông gà chọi đẹp cho gà đá cựa sắt, gà tre và gà cảnh
Bên cạnh việc học phương pháp cắt lông cho gà chọi, sư kê cũng có thể tham khảo thêm vài cách cắt tỉa khác cho từng dòng gà. Cụ thể:
Cắt lông gà đá cựa sắt
Đối với gà đá cựa sắt, việc cắt tỉa lông chỉ có tác dụng giúp chúng đỡ rườm rà. Bởi bộ lông có thể giúp gà chiến tránh được những pha đâm cựa, xuyên cựa hay chém cựa của đối thủ.
Vì thế, sư kê cần biết cách cắt lông gà chọi đẹp và đỡ dài, không nên cắt quá ngắn. Trong đó, những vị trí không bao giờ được tỉa lông đối với gà đá cựa là cánh và lông đuôi. Đây là 2 bộ phận giúp chúng nhảy cao và giữ thăng bằng.
Thay vào đó, sư kê nên cắt lông ở phần đầu nếu lông dài khiến tầm nhìn của gà bị hạn chế. Ngoài ra, lông ở trên mu lưng gần phao câu cũng có thể cắt ngắn đi cho gà thoải mái. Vị trí này dễ bị mạt gà và mò tập trung nhiều, hãy cứ tỉa để chúng mát mẻ hơn nhé.
Cắt lông gà tre, gà cảnh
Hầu như rất ít người muốn cắt tỉa lông đối với những loại này nếu muốn chúng đẹp. Trừ trường hợp chúng bị gãy dập quá nhiều, quá dài, quá xơ, muốn đỡ vướng hoặc muốn nhanh hồi phục lại,… sư kê mới cắt tỉa.
Việc giữ hệ thống lông nguyên thủy cho gà tre và gà cảnh vẫn sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, sư kê cần chú ý nên chọn các lông gà đã khô (không phải lông máu và không có cơ hội mọc dài trở lại) để cắt.
Mẹo chăm sóc đúng chuẩn giúp gà chọi thay lông hiệu quả
Không chỉ học cắt lông gà chọi đẹp mắt, sư kê cần chú ý nhiều hơn thế. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chúng trong quá trình thay lông, anh em nên lưu tâm vài điều sau đây:
Chế độ ăn
Quá trình mọc lông sẽ phát triển nhanh hơn và các lông mới mọc ra cũng được chắc chắn hơn nếu gà được cung ứng đầy đủ dưỡng chất. Trong đó, những nguồn thức ăn tốt cho sự phát triển của gà chọi mà sư kê cần biết để kết hợp với việc cắt lông gà chọi đẹp đó là:
- Gạo, cám, thóc, ngô,…: Những loại thức ăn yêu thích nhất của gà, rất tốt nhất cho sự phát triển và nên cho ăn 2 bữa/ngày vào buổi sáng – buổi chiều.
- Các loại rau như rau muống, rau xà lách, cà chua, cà rốt,…: Sư kê có thể cho gà ăn thoải mái trong ngày.
- Thịt bò, rắn, lươn trạch,…: Nên cho ăn vào bữa trưa, 2 ngày/lần
- Trứng vịt lộn và cút lộn: Sư kê nên luộc chín trước khi cho gà ăn, 3 lần/tuần và cho ăn 1 lần vào bữa trưa.
Chế độ luyện tập
Gà chọi có tinh thần chiến đấu rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của các cắt lông gà chọi đẹp, sư kê cũng nên áp dụng chế độ luyện tập bài bản. Hãy kết hợp vần đòn, vần hơi và vào nghệ để da gà đỏ hơn, dày hơn.
Khu vực sống
Lựa chọn khu vực sống là điều cực kỳ quan trọng để phát huy hiệu quả của việc cắt lông gà chọi đẹp. Do đó, anh em cần lưu ý vài điều khi chọn khu vực sống cho gà như sau:
- Vị trí chuồng: Chọn các khu vực cao và thoáng, tránh nơi ẩm thấp và dễ ngập lụt. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gà đá và dễ sinh bệnh. Ngoài ra, sư kê nên xây chuồng ở nơi có nhiều cây cối để mát mẻ trong những ngày thời tiết nóng.
- Xung quanh chuồng: Sử dụng lưới rào xung quanh, tránh gà bay ra ngoài và tránh mưa gió.
- Vườn chơi và không gian chuồng: Nên thiết kế không gian rộng rãi để tăng cường đề kháng cho gà đá
- Đảm bảo vệ sinh: Cần chú ý và đảm bảo vệ sinh cho không gian sống của gà đá. Thường xuyên dọn bỏ phân trong chuồng, rửa và phun sát khuẩn theo định kỳ. Điều này giúp hạn chế tối đa cơ hội phát triển và xâm nhập của vi sinh vật nguy hại.
Như vậy, Đá gà cựa dao đã tổng hợp các phương pháp cắt lông gà chọi đẹp mắt và an toàn cho mọi người tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên, các sư kê sẽ hiểu hơn và áp dụng thành công để giúp gà chiến có bộ lông xuất sắc nhất.